ROZACO những mẫu áo đấu tự thiết kế đẹp nhất tại Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh

   

Địa lý

Trụ sở UBND cũ, nay là Nhà Thiếu nhi quận
Quận 3 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp Quận 1
Phía tây giáp Quận 10 và quận Tân Bình
Phía nam giáp Quận 1 và Quận 10
Phía bắc giáp quận Phú Nhuận và Quận 1.
Quận có diện tích 4,92 km², dân số năm 2019 là 190.375 người[3], mật độ dân số đạt 38.694 người/km².

Lịch sử
Thời Pháp thuộc
Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay. Tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Đến tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire). Tháng 12 năm 1920, lập thêm Quận 3.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon). Quận 3 thuộc Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 3 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

         

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *